0969335058
Số điện thoại nhà thuốc: 0969335058 Địa chỉ: xã Thường Nga, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh.

Gãy xương đòn sẽ nhanh lành nếu bạn biết các kiến thức này

Gãy xương đòn sẽ nhanh lành nếu bạn biết các kiến thức này

Gãy xương đòn sẽ nhanh lành nếu bạn biết các kiến thức này

 14 tháng 08, 2020   

Xương đòn là một xương quan trọng hệ thống xương của cơ thể, nếu bị gãy sẽ ảnh hưởng xấu đến hoạt động của cánh tay. Hiểu các kiến thức về xương đòn sẽ giúp bạn có biện pháp cho mình để nhanh lành xương.

 

                                                                 Xương đòn bị gãy 

 

Xương đòn là gì? Vai trò của nó

Xương đòn (xương quai đòn, xương quai xanh), nằm phía dưới mỗi vai, 2 xương đối xứng nhau qua ức. Hình dạng cong như chữ S và mỏng dẹt.

Xương đòn kết nối 2 xương bả vai với xương ức qua khớp đòn. Vì vậy, xương đòn chịu trách nhiệm nâng đỡ toàn bộ trọng lượng của 2 tay. Mọi hoạt động của tay có diễn ra bình thường hay không đều phụ thuộc vào xương đòn.

Nguyên nhân và các đối tượng

1. Nguyên nhân?

Thủ phạm gây gãy xương đòn do ngoại lực tác động mạnh vào vùng vai gây chấn thương. Các ngoại lực có thể đến từ các hoạt động như: té ngã (đập vai xuống đất, dạng tay khi té), chơi thể thao, tai nạn giao thông,... Đối với trẻ sơ sinh, xương đòn bị gãy còn do bé được sinh qua đường âm đạo của người mẹ khung chậu hẹp.
 

2. Các đối tượng dễ bị mắc phải

  • Các vận động viên, người chơi các môn thể thao có nguy cơ té ngã như: bóng đá, trượt ván, leo núi,...

 

  Cầu thủ bóng đá là một trong các đối tượng dễ bị chấn thương do gãy xương đòn.

 

  • Người cao tuổi : tuổi tác cao làm cơ thể bị lão hóa mạnh hơn nên xương khớp trở nên yếu hơn rõ rệt, điều này làm cho xương dễ bị gãy hơn và xương đòn cũng không ngoại lệ.
  • Trẻ sơ sinh được sinh ra bằng đường âm đạo: Khung chậu hẹp của người mẹ dễ va chạm với hai đầu vai của thai nhi.
     

Triệu chứng của gãy xương đòn vai

  • Vai và cánh tay bị cứng, khó vận động
  • Cảm giác đau vai khi cử động vai và cánh tay, khi cố cử động mạnh sẽ có tiếng “rắc” và đau dữ dội
  • Đau, sưng và bị bầm ở vùng xương đòn
  • Vai bị chùng xuống về phía dưới hay phía trước
  • Trẻ sơ sinh không thể cử động cánh tay

Gãy xương đòn bao lâu thì khỏi?

Thời gian lành có thể kéo dài hàng tuần đến hàng tháng, phụ thuộc vào mức độ nặng nhẹ của vết gãy và độ tuổi. Trẻ em khỏe mạnh thường có tốc độ lành cao hơn người lớn tuổi.

Bác sĩ thường chỉ định cho bệnh nhân gãy xương đòn bằng phương pháp điều trị bảo tồn là đeo đai số 8 (không phẫu thuật). Bệnh nhân sẽ đeo đai trong 4 - 8 tuần và tái khám sau 1 tuần, 3 tuần, 6 tuần và 12 tuần.

Tái khám

Việc tái khám rất quan trọng vì bác sĩ cần đánh giá tốc độ lành xương, xem xương có bị lệch hay không. Bác sĩ sẽ cân nhắc tiếp tục cho bạn đeo đai số 8 hay chuyển san g phẫu thuật. Tuy nhiên, chi phí phẫu thuật sẽ cao hơn nhiều so với phương pháp bảo tồn.
 

Gãy xương đòn vai có ảnh hưởng gì không?
 

Không chỉ phụ thuộc vào vị trí và mức độ gãy, biến chứng gãy xương đòn còn do các lực tác động trong quá trình điều trị hay phương pháp điều trị sai cách.

  • Xương chậm lành: sau 6 tháng mà tại vị trí gãy xương vẫn còn đau, bạn cần liên hệ ngay với chuyên gia y tế để chụp X-Quang và được tư vấn.
  • Viêm khớp: Xương đòn nối với xương bả vai và xương ức nên khi vết nứt xương ảnh hưởng tới khớp sẽ dễ gây nguy cơ viêm.

 

                           Gãy xương đòn vai dễ dẫn tới viêm khớp

 

  • Chảy máu: Các mạch máu bị đứt, bị dập do nằm giữa hay xen qua hai đầu xương gãy.
  • Các dây thần kinh lân cận bị tổn thương: Quá trình chấn thương hoặc xử lý chấn thương có thể làm các dây thần kinh bị va đập, làm rách hay dập.
  • Xương lồi lên khỏi da: Nơi phần xương được hàn gắn lại với nhau có thể xuất hiện một gồ xương.

 

Chẩn đoán và điều trị

1. Chẩn đoán

Khi khám bệnh, bác sĩ sẽ kiểm tra theo cảm quan ở nơi bị ảnh hưởng của gãy xương để đánh giá sưng, đau, biến dạng, vết thương hở hay không. Sau đó xác định mức độ nặng nhẹ và đánh dấu vị trí của vết gãy, xem có tổn thương khớp và dây thần kinh hay không. Để chi tiết hơn, bác sĩ có thể cho bạn chụp CT.

 

                 Đánh giá cảm quan là điều mà bác sĩ làm khi khám gãy xương

2. Điều trị

Tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ và độ lệch của đường gãy sẽ có các phương pháp khác nhau.

 

  • Dùng thuốc: Bác sĩ sẽ kê đơn thuốc giảm đau cho bạn, nếu vết gãy gây đau dữ dội sẽ cần đến các loại thuốc giảm đau mạnh. Thuốc giảm đau không kê đơn có thể được dùng nếu vết gãy của bạn không phức tạp.
  • Liệu pháp: Khi bạn đeo đai số 8, để hạn chế việc khớp vai bị cứng đơ, bạn nên có một vài cử động nhẹ. Sau khi bỏ đai, bác sĩ sẽ đề nghị bạn tập thêm các bài tập phục hồi hoặc vật lý trị liệu để giúp khớp linh hoạt và phục hồi sức mạnh của cơ.

 

               Bác sĩ tiến hành vật lý trị liệu cho bệnh nhân xương đòn bị gãy

 

  • Phẫu thuật: Đối với người có đường nứt xương phức tạp, độ lệch lớn có thể phải được phẫu thuật. Một số biển chứng hiếm gặp có thể có như: nhiễm trùng và sự kém lành xương

 

3. Điều trị tại nhà


Trong vòng 3 ngày đầu sau khi bị gãy xương, bạn cần chườm đá vào vùng bị tổn thương. Điều này giúp kiểm soát sưng đau. Bạn nên dùng khăn vải hoặc các vật dụng chứa đá lạnh để chườm, không chườm trực tiếp đá vào da. Mỗi 3 tiếng, bạn chườm từ 20 - 30 phút.

Lưu ý tư thế nằm ngủ khi bị gãy xương đòn: Khi ngủ, bạn nên nằm ngửa, tránh nghiêng về phần xương đòn bị gãy nhé.

Bình luận

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

SẢN PHẨM MOMA

BỆNH XUẤT TINH SỚM

BỆNH XUẤT TINH SỚM

8,000,000 đ

1414 Lượt mua

KHÁM SỨC KHỎE SINH SẢN

KHÁM SỨC KHỎE SINH SẢN

7,000,000 đ

2425 Lượt mua

Sản phẩm mới

Khách hàng đã tạo website

Tin tức nổi bật

G

GỌI ĐIỆN