0969335058
Số điện thoại nhà thuốc: 0969335058 Địa chỉ: xã Thường Nga, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh.

Giãn dây chằng, đau thắt lưng: Những điều cần biết

Giãn dây chằng, đau thắt lưng: Những điều cần biết

Giãn dây chằng và đau thắt lưng phổ biến với mọi đối tượng, nhất là những người độ tuổi trung niên. Tình trạng này gây đau nhức đốt sống lưng, ảnh hưởng đến cuộc sống bệnh nhân, nếu không được điều trị có thể gây đứt dây chằng thắt lưng.

1. Giãn dây chằng thắt lưng

Dây chằng thắt lưng là các cơ bao quanh khớp xương ở đốt sống lưng, có nhiệm vụ bảo vệ và cố định đầu khớp. Khi vận động sai tư thế hoặc quá sức, dây chằng thắt lưng bị kéo giãn bất thường và tổn thương, được gọi là hiện tượng giãn dây chằng thắt lưng. Giãn dây chằng thắt lưng có hai cấp độ:

  • Đau nhẹ: Hạn chế vận động ở mức độ nhẹ, không cảm thấy đau lưng dữ dội. Dây chằng tự phục hồi sau vài ngày thì triệu chứng cũng biến mất;
  • Tổn thương nặng: Cơn đau dữ dội, hành hạ và cản trở người bệnh di chuyển. Cần điều trị kịp thời và đúng cách để tránh diễn tiến nặng hơn và dần trở thành mãn tính.

Căng giãn cơ và dây chằng cạnh cột sống quá mức cũng là một trong những nguyên nhân cơ học phổ biến gây đau cột sống thắt lưng, hay còn gọi là đau lưng vùng thấp.

2. Nguyên nhân gây giãn dây chằng thắt lưng

Dây chằng thắt lưng bị tổn thương và kéo giãn bất thường do nhiều nguyên nhân khác nhau, chẳng hạn như:

  • Chấn thương do tai nạn tác động trực tiếp/gián tiếp lên vùng lưng;
  • Vận động quá sức hoặc sai tư thế, ví dụ như khi làm việc, mang vác vật nặng, chơi thể thao, ngủ, vặn mình, ...;
  • Rung xóc do tiếp xúc với máy móc, động cơ lâu ngày;
  • Tuổi tác cao khiến dây chằng thắt lưng lão hóa tự nhiên;
  • Phụ nữ mang thai cũng có nguy cơ bị giãn dây chằng thắt lưng.

Một số bệnh nhân cũng bị đau thắt lưng thường xuyên nhưng khi đi thăm khám không tìm ra được tác động hoặc bệnh lý thực thể. Những trường hợp này có thể là dấu hiệu đau lưng dai dẳng do tâm lý, stress vì áp lực công việc nặng nhọc.

Đứt dây chằng thắt lưng

Phụ nữ mang thai cũng có nguy cơ bị giãn dây chằng thắt lưng

3. Triệu chứng giãn dây chằng thắt lưng

Biểu hiện triệu chứng đặc trưng của giãn dây chằng thắt lưng cũng tương tự với những bệnh xương khớp khác là đau nhức vùng lưng và hạn chế vận động, cụ thể:

  • Cơn đau có thể nhẹ nhàng hoặc âm ỉ, dữ dội;
  • Đau khi cúi gập hoặc xoay người, gắng sức mang vác, đứng lên ngồi xuống;
  • Các khớp bị viêm, nóng và sưng đỏ;
  • Khớp căng cứng vào buổi sáng, cần xoa bóp mới cử động bình thường;
  • Cơn đau nhức, tê buốt tăng lên khi trời lạnh, ẩm thấp;
  • Lưng mất đường cong tự nhiên do cột sống bị lệch;
  • Toàn thân mệt mỏi, khó chịu, đôi khi đau nhức cả người.

Những triệu chứng kéo dài sẽ khiến tinh thần và trí tuệ người bệnh bị sa sút, từ đó ảnh hưởng nhiều đến công việc cũng như giảm chất lượng cuộc sống.

4. Cách sơ cứu người bị giãn dây chằng thắt lưng

Giãn dây chằng thắt lưng tuy không đe dọa tính mạng, song nếu không được sơ cứu đúng cách và điều trị tích cực sẽ thành mãn tính khó chữa, thậm chí gây đứt dây chằng thắt lưng, các khớp trở nên lỏng lẻo dễ bị tổn thương. Những lưu ý khi sơ cứu bệnh nhân bị giãn dây chằng bao gồm:

  • Không nên cử động khi phát hiện dấu hiệu bị giãn dây chằng, tránh khiến tình trạng tổn thương trầm trọng hơn, hay thậm chí là đứt dây chằng, khó phục hồi tự nhiên;
  • Không dán hoặc thoa cao có công dụng làm nóng vì sẽ khiến dây chằng và cơ căng thêm, khó co lại như bình thường.
  • Thay vào đó, nên chườm đá lạnh ngay sau khi bị chấn thương.

Đứt dây chằng thắt lưng

Chườm đá lạnh ngay sau khi bị chấn thương

5. Điều trị giãn dây chằng thắt lưng

Tùy thuộc vào mức độ chấn thương của dây chằng cũng như tình trạng sức khỏe của bệnh nhân mà lựa chọn áp dụng biện pháp điều trị như sau:

  • Nghỉ ngơi

Khi bị đau thắt lưng, người bệnh nên nằm ngửa và thả lỏng cơ thể để nghỉ ngơi. Tư thế nằm thẳng, đầu, vai, mông và gót chân chạm giường. Lưu ý không nên nằm trên giường nệm quá dày và cứng để tránh đè ép cơ và mạch máu.

  • Chườm lạnh

Không nên chườm nóng khi bị giãn dây chằng vì sẽ khiến cơ và dây chằng căng thêm, khó co trở lại vị trí cũ. Thay vào đó, dùng đá lạnh chườm lên vị trí bị chấn thương khoảng 30 phút, giúp co cơ và dây chằng, đồng thời có tác dụng giảm đau nhanh. Có thể kết hợp massage nhẹ nhàng ở vùng bị tổn thương để vừa kích thích tuần hoàn lưu thông, vừa tăng hiệu quả giảm sưng đau.

  • Tập Yoga

Những động tác của bài tập yoga có tác dụng tăng độ dẻo dai, chắc khỏe cho xương khớp, cơ bắp và dây chằng. Do đó luyện tập yoga không chỉ tốt cho sức khỏe tinh thần, thể chất linh hoạt, mà cũng là cách phục hồi nhanh tổn thương khi bị giãn dây chằng thắt lưng.

  • Xoa bóp/ massage

Người bệnh cũng nên kết hợp với phương pháp xoa bóp, massage hai bên cột sống khoảng 30 phút/lần theo y học cổ truyền để giúp giảm đau, điều hòa khí huyết, tăng cường lưu thông máu, và giảm tắc nghẽn hiệu quả.

  • Dùng thuốc

Nếu mức độ tổn thương nặng gây đau nhức dữ dội, khó khăn khi di chuyển, bệnh nhân cần sử dụng thuốc đông - tây y hoặc kết hợp theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa để giảm nhanh cơn đau và hỗ trợ khả năng đàn hồi của dây chằng thắt lưng.

  • Điều trị ngoại khoa

Nếu triệu chứng đau thắt lưng đã được điều trị nội khoa tích cực lâu dài nhưng không đạt hiệu quả, bác sĩ có thể chỉ định can thiệp ngoại khoa, đặc biệt đối với trường hợp đau lưng dữ dội và ảnh hưởng nặng nề đến vận động, sinh hoạt.

Ngoài ra kéo giãn cột sống, đeo đai hỗ trợ vùng thắt lưng, chiếu đèn hồng ngoại hoặc điều trị điện xung, kết hợp châm cứu,...cũng là những liệu pháp bệnh nhân có thể tham khảo áp dụng trong điều trị đau lưng do giãn hoặc đứt dây chằng thắt lưng.

6. Tiên lượng của giãn dây chằng thắt lưng

Trường hợp giãn dây chằng thắt lưng nhẹ có thể sẽ tự lành lại sau khoảng 2 tháng hoặc nhanh hơn nếu áp dụng các biện pháp chữa trị phù hợp.

Trong khi đó, những ca tổn thương nặng thì rất cần có sự hỗ trợ của những biện pháp can thiệp y tế nhằm đảm bảo khả năng phục hồi nhanh nhất. Nếu tình trạng hạn chế vận động kéo dài cũng sẽ dễ dẫn đến những bệnh xương khớp nguy hiểm hơn, chẳng hạn như: viêm khớp lưng, thoát vị đĩa đệm lưng, thoái hóa khớp lưng...

7. Một số lưu ý với bệnh nhân bị giãn dây chằng thắt lưng

Đứt dây chằng thắt lưng

Luyện tập thể dục thể thao nhẹ nhàng, như bơi lội

Để phục hồi giãn dây chằng thắt lưng bị tổn thương và giảm đau hiệu quả, cũng như tránh tái phát khi bệnh đã lành, bệnh nhân cần lưu ý:

  • Hạn chế vận động mạnh hoặc lao động quá sức;
  • Điều chỉnh lối sống và thói quen làm việc đúng tư thế;
  • Luyện tập thể dục thể thao nhẹ nhàng, như bơi lội;
  • Tập yoga đúng cách và phù hợp với sức khỏe;
  • Chú ý trong những hoạt động hàng ngày, không quay người đột ngột, vặn xoắn mình, nâng nhấc hoặc mang vác nặng...

Các chuyên gia xương khớp cho rằng tình trạng đau lưng do giãn dây chằng thắt lưng rất dễ tái phát nếu bệnh nhân không có một phác đồ chữa trị triệt để và dứt điểm. Do đó người bệnh nên tìm đến những cơ sở y tế có chuyên khoa uy tín để phối hợp với bác sĩ tiến hành các xét nghiệm, thăm dò chuyên sâu, nhằm tìm ra giải pháp chấm dứt tình trạng đau thắt lưng dai dẳng do giãn hoặc đứt dây chằng thắt lưng.

 

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số  0969335058 hoặc đăng ký trực tuyến TẠI ĐÂY.

Bình luận

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

SẢN PHẨM MOMA

Ô tô - Xe Máy

Ô tô - Xe Máy

liên hệ

230 Lượt mua

du lịch

du lịch

liên hệ

193 Lượt mua

Thiết bị máy văn phòng

Thiết bị máy văn phòng

liên hệ

202 Lượt mua

Thương hiệu cá nhân

Thương hiệu cá nhân

liên hệ

221 Lượt mua

Đồ uống - sinh tố - cafe

Đồ uống - sinh tố - cafe

liên hệ

224 Lượt mua

Sữa - bỉm

Sữa - bỉm

liên hệ

206 Lượt mua

camera anninh

camera anninh

liên hệ

187 Lượt mua

Sản phẩm mới

Khách hàng đã tạo website

Tin tức nổi bật

G

GỌI ĐIỆN